Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tác dụng của việc ăn nhiều rau xanh

Trong cuộc sống thường ngày, rau xanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy lượng chất đạm (Protid) và chất béo (lipid) trong rau xanh không đáng kể nhưng rau xanh chứa rất nhiều muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, axit hữu cơ… vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn là thuốc chữa bệnh, giúp tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn.

TÁC DỤNG CỦA RAU, HOA QUẢ VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI



Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại bệnh thoái hóa rất phổ biến, đó là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt…
Không ít người không có thói quen ăn nhiều rau và hoa quả, hoặc nếu có thì thực đơn cũng rất nghèo nàn.
Ngoài ra, những nhầm lẫn giữa rau và củ quả như cho rằng khoai tây cũng là một loại rau... (thực tế khoai tây chỉ cung cấp tinh bột giống các loại ngũ cốc khác chứ không phải là một loại rau) hoặc đa số mọi người chỉ nghĩ rau xanh, hoa quả chỉ có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón và làm đẹp da...
Các kết quả nghiên cứu mới nhất được thực hiện rất công phu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe của Đại học Harvard đã đưa ra những mối liên hệ chặt chẽ về tác dụng của rau, quả với khả năng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh ung thư và tim mạch.
Tuy nhiên, ăn nhiều thôi chưa đủ mà còn cần phải đa dạng hóa thực đơn nữa.
Cũng theo kết luận rút ra từ các cuộc nghiên cứu này, mỗi ngày cơ thể cần từ 150-250g rau quả. Với những ai mỗi ngày cần ít nhất 2000 calo để duy trì cân nặng và sức khỏe cần bổ sung 200-300g rau quả.
Nước diệp lục KLink là sản phẩm được chiết xuất từ cỏ Linh lăng, là 1 loại cỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất tốt cho sức khỏe con người. Một thìa diệp lục K - Liquid tương đương với 1 kg tiêu thụ rau. Đó là một nguồn tự nhiên của chất dinh dưỡng là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tốt nhất.
 >>> Rau quả với bệnh tim mạch
Rau quả có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và đột quỵ. Đây là một kết luận rõ ràng và đã được công nhận trên toàn thế giới. Những người ăn rất nhiều rau, quả thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như khả năng phát triển của các loại bệnh này thấp hơn nhiều so với những người ăn ít hơn.
Những người ăn khoảng 200-300g rau, quả/ngày giảm hơn 30% nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ so với những người chỉ ăn ở mức tối thiểu (ít hơn 50g/ngày).
Mặc dù rau quả có tác dụng chung chống các bệnh tim mạch, nhưng vẫn có một số loại rau quả có tác dụng nhiều hơn và có khả năng phòng tránh nhiều loại bệnh khác, đặc biệt là: các loại rau màu xanh đậm, nhiều lá như rau diếp, rau bina (cải bó xôi); các loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh (súp lơ), bắp cải, các loại cải xoăn và các loại quả họ cam chanh như cam, chanh, bưởi.
Khác với các loại thực phẩm khác khi ăn quá nhiều thường phát sinh tác dụng phụ, ăn nhiều rau xanh không bao giờ thừa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nên ăn quá nhiều một lúc hoặc tăng lượng rau, quả lên một cách đột ngột và chỉ chọn loại rau nào nhiều dinh dưỡng nhất hay hợp khẩu vị nhất mà thôi.
Ngược lại, bạn phải tăng một cách từ từ, mỗi ngày tăng ít một và cố gắng đa dạng càng nhiều loại rau quả càng tốt.
Trong 2 nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện đều cho kết quả: bằng cách tăng lượng rau hoa quả từ từ như vậy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch giảm thêm 4%.
Vì vậy, cần đa dạng hóa các loại rau và hoa quả. Chọn nhiều loại rau gồm các loại rau nhiều lá, rau xanh, rau lá sậm, các loại rau và hoa quả có màu vàng, đỏ, cà chua, cà chua đóng hộp và các loại quả thuộc họ cam chanh
 >>> Rau quả với huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố cơ bản và chủ yếu gây ra các bệnh về tim và đột quỵ. Do vậy, việc kiểm soát huyết áp đóng vai trò rất quan trọng và chế độ ăn uống là một công cụ hữu hiệu để hạ huyết áp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người bị huyết áp cao sau một thời gian tuân thủ chế độ ăn đầy đủ rau xanh và hoa quả, huyết áp đã trở lại mức bình thường mà không cần phải dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào khác.
>>> Ăn nhiều rau quả làm giảm cholesterol
Trong một nghiên cứu về tim, phổi và máu của Viện nghiên cứu tim mạch quốc gia Mỹ trên 4466 trường hợp cả nam lẫn nữ, những người ăn nhiều hơn 100g rau, quả/ngày có khả năng giảm đáng kể cholesterol LDL (là những cholesterol có hại cho cơ thể).
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về việc rau quả làm giảm cholesterol như thế nào nhưng có một điều chắc chắn rằng ăn nhiều rau quả cũng giống như ăn ít thịt và bơ sữa, nghĩa là các chất béo bão hòa có khả năng làm tăng cholesterol trong máu sẽ được giảm bớt.
Ngoài ra thành phần chất xơ trong rau quả cũng góp phần ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol từ thức ăn vào cơ thể.
>>> Rau quả và bệnh ung thư
Hàng loạt các nghiên cứu mới nhất đã tìm ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ăn nhiều rau quả và khả năng ngăn chặn ung thư.
Viện nghiên cứu các bệnh ung thư Quốc tế nằm trong chương trình hoạt động của Tổ chức y tế thế giới WHO gần đây đã hoàn thành một bản tổng kết về rau quả và bệnh ung thư.
Bản tổng kết đã đưa ra kết luận: “Chế độ ăn nhiều rau quả có thể giảm bớt nguy cơ mắc ung thư thực quản, phổi, ổ bụng, răng miệng, họng, trực tràng, thanh quản, thận và bàng quang.
Ngoài ra ăn nhiều rau còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, trực tràng, ung thư vòm miệng, họng, ổ bụng, thanh quản, phổi, buồng trứng và thận”.
Điều quan trọng là bạn phải ăn rau quả đều đặn và nhiều loại khác nhau. Tức là phải ăn thường xuyên, mỗi ngày ăn đủ lượng rau và quả theo quy định thì khả năng phòng tránh ung thư sẽ cao hơn.
Đặc biệt, mỗi loại rau quả khác nhau lại có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa một loại bệnh ung thư khác nhau. Ví dụ, cà chua có tác dụng chống ung thư tiền liệt tuyến đặc biệt với các dạng ung thư tuyến tiền liệt cấp tính.
Một trong những yếu tố tạo nên điều đặc biệt này ở cà chua đó là nhờ sắc tố đỏ - lycopen có khả năng tham gia tích cực vào quá trình chống ung thư tiền liệt tuyến.
 >>> Rau quả với các bệnh về dạ dày và ruột
 Một trong những chất quan trọng nhất trong rau quả là loại chất xơ khó tiêu hóa. Khi các chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa, chúng hút nước và phồng lên như các miếng xốp. Những miếng xốp này có thể “hạ nhiệt” những đoạn ruột dễ bị kích thích và sau đó bằng cách kích thích nhu động ruột chúng góp phần giảm bớt (thậm chí loại bỏ) chứng táo bón.
Các hoạt động làm mềm của các loại chất xơ khó tiêu hóa trong rau quả có thể làm giảm áp lực bên trong ruột, giúp ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa (là sự phát triển các bọng nhỏ dễ bị kích thích trong ruột) và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm gây đau đớn do các bọng này gây ra.
>>> Rau quả và thị lực
 Ăn nhiều rau và hoa quả giúp duy trì thị lực tốt. Ai cũng biết cà rốt, đu đủ giàu vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Những loại rau và hoa quả khác còn có tác dụng ngăn ngừa 2 loại bệnh liên quan đến thoái hóa mắt là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt vốn ảnh hưởng đến hàng triệu đàn ông và phụ nữ trên 65 tuổi.
Đục nhân mắt là chứng xuất hiện dần dần những đám mây quanh thủy tinh thể. Chấm đen trong mắt là hiện tượng tâm võng mạc bị phá hủy dần và triệu chứng đầu tiên là xuất hiện một chấm mờ mờ tại tâm của mọi vật khi bạn nhìn. Khi quá trình thoái hóa này phát triển, tầm nhìn sẽ bị thu hẹp.
Những loại gốc tự do do ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng và hệ trao đổi chất tạo ra là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này. Các loại rau lá xanh đậm có chứa hai loại sắc tố là lutein và zeaxanthin, có thể làm tiêu tan các gốc tự do trước khi chúng ảnh hưởng đến các mô nhạy cảm trong mắt.
Nói tóm lại, ăn nhiều rau, hoa quả và tinh bột có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục nhân mắt và chấm đen trong mắt, nhất là với người cao tuổi.
Do đó, nên cố gắng ăn nhiều rau và hoa quả hơn mức độ như hiện nay.
Nếu cơ thể bạn cần 2000calo/ngày để duy trì cân nặng và sức khỏe thì bạn phải nạp vào cơ thể ít nhất 200-300g rau một ngày.
  >>> Hay giao tiếp nên ăn gì?
Rất nhiều người công việc gắn liền với các buổi giao tế, tiệc tùng liên miên. Trí óc căng thẳng, sự tập trung cao độ dẫn đến máu lên não không đủ. Đồng thời với “xúc tác” là một số chất gây hại như cồn và nicotin… khiến cho chức năng gan dần dần bị suy giảm, cơ thể mỏi mệt.
Để giải quyết tình trạng này, khi ăn tiệc, bạn nên chọn một số loại thực phẩm có lợi cho gan như: cá sốt chua ngọt, đậu giá chua ngọt, ngó sen ngọt, củ niễng chua ngọt… Đậu giá, ngó sen, củ niễng cũng là những loại thực phẩm bao hàm lượng cenluloz tương đối cao, có thể trung hòa các axit trong thịt.
Những loại thực phẩm có lượng đạm phong phú như trứng muối, đậu, canh gà hầm… có thể hóa giải sự kích thích của cồn với dạ dày, có ích cho việc hóa giải các chất gây hại cho cơ thể.
Sau bữa tiệc, trở về nhà có thể uống một cốc sữa chứa ít bơ hoặc một bát cháo ngô nhỏ. Lưu ý không nên ăn cà rốt và mì lạnh./.


TÁC DỤNG CỦA RAU TƯƠI
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, axit hữu cơ... Ngoài ra, rau tươi còn ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn.
Rau tươi ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi...
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi khác nhau tùy theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau chứa hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hóa dễ dàng.
Rau tươi kích thích sự thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hóa, đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...
Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.
Rau tươi còn là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng, nhất là các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê.
Chất sắt trong rau tươi cũng được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan rất tốt.
Nói tóm lại, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét